CÁCH ĐIỀU TRỊ VIÊM MŨI HIỆU QUẢ NHANH

Viêm mũi là tình trạng viêm và sưng lớp màng nhầy bên trong mũi. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi và là bệnh hô hấp phổ biến. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây rất nhiều phiền toái trong cuộc sống. Viêm mũi cũng có thể dẫn đến viêm họng, viêm phế quản thậm chí là hen suyễn nếu không có phương pháp chữa trị kịp thời. Vậy hãy cùng Dr Green tìm hiểu cụ thể về căn bệnh này cũng như phương pháp để điều trị đơn giản hiệu quả nhanh tại nhà.

VIÊM MŨI LÀ GÌ?

Viêm mũi là bệnh viêm niêm mạc mũi, thường gây ra các triệu chứng như tắc nghẽn mũi ở trẻ. Bệnh viêm mũi được các chuyên gia và bác sĩ phân chia thành 2 loại là viêm mũi dị ứng và không do dị ứng. Ngoài ra, bệnh nhân có thể dựa vào thời gian xuất hiện các triệu chứng, để phân biệt giữa viêm mũi cấp tính hay viêm mũi mãn tính. Nguyên nhân của viêm mũi cấp tính thường là do virus, vi khuẩn hoặc dị ứng gây ra. Trong khi đó, viêm mũi mãn tính thường có những bệnh lý đi kèm khác như viêm xoang mãn tính hoặc các bệnh lý khác.

TRIỆU CHỨNG CỦA VIÊM MŨI

Dựa vào các biểu hiện khác nhau mà viêm mũi có sự phân chia thành nhiều loại. Nhưng nhìn chung, người bị viêm mũi có những biểu hiện sau:

  • Ngứa mũi
  • Hắt hơi
  • Sổ mũi
  • Nghẹt mũi
  • Chảy nước mắt
  • Đau đầu
  • Sưng mí mắt
  • Ho
  • Thở khò khè

PHÂN LOẠI CÁC LOẠI VIÊM MŨI

  • Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng xảy ra khi cơ thể phản ứng với những thành phần gây dự ứng với cơ thể. Các yếu tố có thể gây nên viêm mũi dị ứng có thể đến từ các tác nhân trong môi trường tự nhiên như: bụi, nấm mốc, phấn hoa, cỏ, cây, động vật… Ngoài ra, nguyên nhân tiếp theo có thể dẫn tới bệnh lý này là tình trạng dị ứng theo mùa hoặc dị ứng quanh năm.

Viêm mũi dị ứng theo chu kỳ là tên gọi khác của viêm mũi dị ứng theo mùa. Đối với các bệnh nhân này, đa phần sẽ xuất hiện các triệu chứng viêm mũi vào khoảng thời gian đầu mùa lạnh hoặc đầu mùa nóng, nóng ẩm, tỷ lệ mắc bệnh còn tùy thuộc vào hiện trạng thời tiết. Ngoài các triệu chứng chung nói trên, bệnh nhân còn có các biểu hiện như đỏ mắt, ngứa mắt, ngứa tai, ù tai. Cũng cần lưu ý rằng, cách điều trị viêm mũi dị ứng cũng còn tùy thuộc mức độ của bệnh và tình trạng bệnh đã chuyển thành viêm mũi mãn tính hay chưa. Nếu không được chữa trị, thời gian kéo dài tình trạng viêm mũi dị ứng có thể từ vài ngày thậm chí vài tuần

Đối với viêm mũi dị ứng không có chu kỳ hay viêm mũi dị ứng quanh năm. Các biểu hiện của bệnh lý thường không xuất hiện theo mùa, cũng không phụ vào thời tiết, triệu chứng ban đầu chỉ hắt hơi vài cái nhưng tình trạng nghẹt mũi thường tăng dần và kéo dài hơn. 

Bệnh nhân mắc viêm mũi trong thời gian dài mà không có phương pháp chữa trị kịp thời sẽ có nguy cơ cao trở thành bệnh mãn tính. Khi đó, tình trạng nghẹt mũi xảy ra gần như thường xuyên, có khả năng dẫn đến ù tai, kèm theo nhức đầu, đau nặng đầu (những triệu chứng này khá giống với viêm xoang, rất dễ gây nhầm lẫn). Trong một số trường hợp khi người bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính kéo dài có thể gây ra loạn khứu giác (mất mùi) hoặc ngủ ngáy do bị nghẹt mũi.

  • Viêm mũi không do dị ứng

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, viêm mũi không dị ứng tiếp tục được chia thành nhiều nhóm nhỏ hơn, bao gồm:

  • Viêm mũi virus cấp tính: Nguyên nhân dẫn đến viêm mũi virus cấp tính là do sự xâm nhập của các virus vào cơ thể trong đó phổ biến nhất là virus gây cảm lạnh. Đây là loại viêm mũi khá phổ biến và cũng dễ điều trị nhất.

  • Viêm mũi mãn tính: Bệnh này thường xuất phát từ viêm mũi cấp tính do virus kéo dài và không được điều trị. Tuy nhiên viêm mũi mãn tính cũng có thể xuất hiện từ nền bệnh lý khác có sẵn của bệnh nhân bao gồm giang mai, lao phổi bệnh xơ cứng mũi, bệnh lý do nhiễm nấm… Ngoài ra, độ ẩm thấp và chất kích thích trong không khí cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm mãn tính.
  • Viêm mũi teo: là một loại bệnh viêm mũi mãn tính, mà cụ thể triệu chứng là niêm mạc mũi bị cứng và teo lại, khiến cho hốc mũi của người bệnh nở và khô. Một số triệu chứng khác như đóng vảy trong mũi, có mùi hôi khó chịu, chảy máu cam và mất đi khứu giác tự nhiên. Bệnh mãn tính viêm mũi teo tiến triển khá chậm và phát triển chủ yếu với đối tượng là nữ giới.

  • Viêm mũi vận mạch: đây là bệnh lý thường xảy ra khi các tác nhân tự nhiên bên ngoài môi trường (bụi, phấn hoa, nước hoa, ô nhiễm, nấm mốc…) tác động khiến hệ thần kinh đối giao cảm trong niêm mạc mũi phản ứng quá mức gây ra dị ứng. Ngoài các triệu chứng chung nhất, người bệnh sẽ thấy màng nhầy mũi sẽ bị sưng và chuyển từ màu đỏ tươi sang màu tím. Đôi khi bệnh cũng sẽ gây ra tình trạng viêm xoang nhẹ nhưng không tích mủ hoặc đóng vảy khô cứng bên trong mũi như tình trạng viêm mũi teo.

  • Viêm mũi do thuốc: là tình trạng nghẹt mũi nghiêm trọng do sử dụng quá mức (hơn 3 hoặc 4 ngày sử dụng liên tục) thuốc thông mũi (thuốc xịt hoặc thuốc nhỏ mũi). Để điều trị tình trạng này, bạn cần ngưng ngay loại thuốc thông mũi đang sử dụng và thay bằng thuốc xịt mũi nước muối. Hoặc đi tới bác sĩ để được giới thiệu sản phẩm phù hợp với tình trạng của bản thân, kết hợp uống thuốc nếu cần thiết.

 

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VIÊM MŨI HIỆU QUẢ TẠI NHÀ

Viêm mũi tuy không phải là bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó mang lại rất nhiều những phiền toái cho chúng ta trong cuộc sống hàng ngày như phải thở bằng mũi, gây mệt mỏi, buồn ngủ,… hoặc nặng hơn thì viêm mũi có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm họng, viêm phế quản thậm chí là hen suyễn. Không nên chủ quan khi gặp phải những triệu chứng nói trên mà cần phải có những phương pháp điều trị kịp thời để tránh tình trạng bệnh tiến triển thành mãn tính hoặc gây ra các bệnh lý khác. Mỗi loại có viêm mũi và tình trạng viêm sẽ có những cách điều trị riêng biệt, Dr Green gợi ý cho bạn tham khảo 1 số phương pháp điều trị tại nhà hiệu quả sau đây:

  • Vệ sinh mũi thường xuyên bằng cách sử dụng nước mũi hoặc bình xịt mũi.
  • Thay giặt chăn ga, gôi, đệm định kì kể cả vải bọc ghế, bọc nệm, nhằm hạn chế sự tồn tại và tạo điều kiện sinh trưởng cho một số ký virus là nguyên nhân gây viêm mũi
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ, tránh tình trạng nấm mốc
  • Vệ sinh răng miệng hàng ngày ít nhất 2 lần, nhất là đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, nếu có thể, nên vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn.
  • Không hút thuốc lá, thuốc lào.
  • Hạn chế và tránh xa các loại thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc đã xác định là từng gây dị ứng cho bản thân (ví dụ như hải sản).
  • Tránh tiếp xúc với bụi bẩn (bụi trong nhà và bụi ngoài đường): Thường xuyên đeo khẩu trang để hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp của mũi với bụi bẩn.
  • Giữ ấm cơ thể lúc thời tiết giao mùa, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và tránh tắm khuya.

 

SỬ DỤNG BÌNH RỬA MŨI DR.GREEN ĐÚNG CÁCH

Để giải quyết các vấn đề nan giải ấy, Dr Green giới thiệu đến cho bạn giải pháp điều trị viêm mũi vừa đơn giản mà lại vừa hiệu quả tại nhà bằng sản phẩm Bình rửa mũi Dr.Green – phương pháp mới trong hỗ trợ điều trị các bệnh về mũi và xoang, giúp rửa sạch các tác nhân gây bệnh.

* Bình rửa mũi Dr.Green là sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm mũi tuyệt vời với đối với những trường hợp sau:

– Sổ mũi 

– Viêm mũi xoang.

– Viêm mũi dị ứng.

– Nghẹt tắc mũi, giảm ho.

– Cảm cúm, cảm lạnh.

– Làm việc lâu trong điều hòa.

– Giảm ngủ ngáy, hôi miệng.

– Tiếp xúc nhiều trong môi trường nhiều khói bụi.

Cách sử dụng : 1 gói muối biển nha đam bạn pha với 240ml nước lọc ấm, sau đó bạn lắc nhẹ, đặt cạnh đầu mũi, bóp dọc thân bình đều tay là hỗn hợp muối sẽ tự động đẩy lên mũi, đi qua khoang mũi giúp làm sạch khoang mũi và đẩy hết dịch nhầy bao gồm bụi bẩn, virus, vi khuẩn ra ngoài.

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG:

  • Rửa trong tư thế đứng hoặc đầu hơi cúi về phía trước và há miệng trong lúc rửa.
  • Dr. Green là dụng cụ vệ sinh cá nhân nên không dùng chung để tránh lây nhiễm
  • Thay bình từ 6-12 tháng để đảm bảo vệ sinh và chất lượng
  • Không rửa mũi nếu vừa phẫu thuật, vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *